Tổng hợp các ứng dụng BIM 2019

Ứng dụng bIM 2019
Phần mềm BIM 2019
1.Lập mô hình thông tin hiện trạng công trình (Existing Condition Modeling)
-Mô tả: Sử dụng máy quét Laser scan hoặc UAV (máy bay không người lái) để quét dữ liệu hiện trạng công trình đang là công nghệ phổ biến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp khảo sát xây dựng và địa lý. Ứng dụng này được sử dụng ngay từ giai đoạn bắt đầu dự án đến lập bản đồ môi trường giúp ghi lại hiện trạng công trình trước khi tiến hành cải tạo, phá dỡ, hoặc để lập thông tin kiểm tra (dành cho các cơ quan chức năng giám sát hoạt động xây dựng).
-Lợi ích:
+ Tăng cường hiệu quả và độ chính xác của hồ sơ hiện trạng công trình
+ Cung cấp hồ sơ môi trường cho các ứng dụng sau
+ Hỗ trợ lập mô hình và phối hợp thiết kế 3D
+ Xác minh tình trạng dự án với thông tin chất lượng cho việc giám sát theo tiến độ
+ Hỗ trợ lập kế hoạch xử lý trước và sau thiên tai
+ Mô phỏng trực quan tình trạng của công trình hiện tại và tương lai
-Yêu cầu công nghệ:
+ Phần mềm lập mô hình thông tin công trình
+ Phần mềm xử lý pointcloud từ máy Laser Scanning
+ Máy quét 3D Laser Scanning
+ Thiết bị khảo sát thông thường
-Yêu cầu nhân sự:
+ Có khả năng thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Hiểu biết về các công cụ lập mô hình thông tin công trình
+ Hiểu biết về các công cụ 3D laser scanning
+ Hiểu biết về các công cụ và thiết bị khảo sát thông thường
+ Khả năng chọn lọc dữ liệu từ máy quét 3D giữa lượng dữ liệu lớn
+ Khả năng xác định cấp độ chi tiết nào cần yêu cầu để tăng thêm giá trị cho dự án
+ Khả năng tạo mô hình thông tin công trình từ máy quét 3D và/ hoặc dữ liệu khảo sát thông thường
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình đám mây (pointcloud) của hiện trạng công trình
+ Mô hình các chi tiết
+ Mô hình tham số bao gồm dữ liệu của các thành phần công trình hiện tại

2.Dự toán chi phí trong BIM (Cost Estimation)
-Mô tả: Xuất khối lượng các cấu kiện công trình trực tiếp từ mô hình BIM giúp dự toán/ dự báo trước chi phí. Ứng dụng này rất phổ biến và quan trọng, được sử dụng xuyên suốt từ giai đoạn thiết kế đến vận hành của dự án. Khi thông tin của BIM được xác định cụ thể và chính xác hơn, các khối lượng có thể được truy cập một cách chính xác hơn.
Trong giai đoạn thiết kế, các khối lượng được ước lượng gần đúng và có thể thay đổi;
Trong giai đoạn thi công, các khối lượng có thể được xây dựng chính xác hơn cho hoạt động tính toán và mua sắm;
Trong giai đoạn vận hành, nếu thông tin được thực hiện một cách chính xác, các khối lượng có thể được tính toán chính xác (ví dụ: Quản lý công trình có thể nhanh chóng đánh giá khối lượng sơn cần sơn lại cho một khu vực, hoặc số lượng thảm trải sàn cần giặt)
-Lợi ích:
+ Khối lượng các nguyên vật liệu được mô hình hóa một cách chính xác
+ Xuất các khối lượng một cách nhanh chóng để hỗ trợ các quá trình ra quyết định
+ Cung cấp thông tin chi phí cho chủ đầu tư ngay từ sớm trong quá trình ra quyết định của giai đoạn thiết kế và trong suốt vòng đời của dự án, bao gồm cả các thay đổi trong giai đoạn thi công
+ Tiết kiệm thời gian dự toán bằng việc giảm thời gian tính toán khối lượng
+ Cho phép dự toán tập trung nhiều hơn vào các hoạt động gia tăng giá trị trong dự toán như: xác định các thiết bị lắp đặt thi công, xác định các rủi ro trong sản xuất và tính giá thành, điều quan trọng để có các dự toán có chất lượng cao
+ Thêm thông tin chi phí vào mô hình cập nhật tiến độ thi công (như mô hình 4D) có thể giúp theo dõi ngân sách trong suốt quá trình thi công
+ Giúp lựa chọn các phương án thiết kế khác nhau theo ngân sách chủ đầu tư
+ Xác định nhanh chóng các chi phí của các đối tượng cụ thể
+ Giúp hoạt động đào tạo nhân viên dự toán mới dễ dàng hơn thông qua các quy trình có tính mô phỏng trực quan cao
+ Sản phẩm là dữ liệu thống kê khối lượng có sẵn trong mô hình Revit (hoặc các phần mềm khác), có thể cập nhật tự động theo sự thay đổi của mô hình.
-Yêu cầu công nghệ:
+ Phần mềm ước tính chi phí dựa trên mô hình
+ Phần mềm lập mô hình thiết kế
+ Mô hình thiết kế chính xác
+ Dữ liệu hỗ trợ cho việc tính toán chi phí
-Yêu cầu nhân sự:
+ Khả năng xác định các bước lập mô hình thiết kế cụ thể mang lại thông tin dự toán khổi lượng chính xác
+ Khả năng xác định các khối lượng cho các cấp độ dự toán chi phí thích hợp
+ Khả năng thao tác các mô hình để thu được các thông tin có thể sử dụng cho dự toán
-Sản phẩm đầu ra:
+ Thông tin tính toán khối lượng theo cấu trúc xác định
+ Dự toán chi phí

3.Lập kế hoạch triển khai theo giai đoạn (Phase planning)
-Mô tả: Mô hình 4D (mô hình 3D + thời gian) mô phỏng quy trình thi công, biện pháp thi công, và thể hiện các khoảng trống trên công trường cần có để đảm bảo sự lưu thông của xe chở nguyên vật liệu, lưu kho, đảm bảo an toàn lao động cho người di chuyển.
Đây là ứng dụng rất quan trọng giúp mô tả đặc điểm hoặc chỉ định trạng thái của các chi tiết công trình theo thời gian:
+ Tình trạng của các thành phần trong công trình theo yêu cầu (giai đoạn lập kế hoạch), theo thiết kế (giai đoạn thiết kế) hoặc các giai đoạn vận hành và hoàn công;
+ Sự phát triển của Mức độ chi tiết của mô hình (LOD) trong vòng đời dự án của các yếu tố cần được kiểm tra.
+ Có thể kiểm tra thông số chi tiết cụ thể trong mô hình bất cứ thời gian nào;
Trong giai đoạn vận hành, ứng dụng BIM này giúp thu thập thông tin bảo hành cho các chi tiết công trình và để xác định các chi tiết nào nên thay thế hay không nên.
-Lợi ích:
+ Giúp tất cả các bên từ chủ đầu tư, nhà thầu, thiết kế, công nhân nắm rõ tiến độ, quy trình giai đoạn và các bước quan trọng trong quá trình thi công
+ Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công, giảm thiểu sai sót, thi công lại, tiết kiệm thời gian và chi phí
+ Giám sát tình trạng quy trình của các nguyên vật liệu
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm lập mô hình
+ Phần mềm lập tiến độ thi công
+ Phần mềm lập mô hình 4D
-Yêu cầu nhân sự:
+ Kiến thức về tiến độ thi công và quy trình xây dựng chung
+ Khả năng thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Kiến thức sử dụng các phần mềm 3D: nhập các thông số hình học, quản lý các liên kết tiến độ, sản xuất và kiểm soát các animations...
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình 4D
+ Các view/ video 4D

4.Phân tích công trường (Site Analysis)
-Mô tả: Sử dụng BIM (quản lý các dữ liệu của công trình) và/hoặc hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS, giúp quản lý dữ liệu bên ngoài công trình) để đánh giá, phân tích công trường trong một khu vực cho sẵn để xác định vị trí tốt nhất cho dự án. Dữ liệu công trường thu thập được sử dụng trước hết để lựa chọn công trường thi công và sau đó để định vị công trình và cơ sở vật chất cùng với các tiêu chí khác.
GIS hiện tại được coi là một trong các công nghệ của BIM, sử dụng để tích hợp, mô phỏng và phân tích thông tin dữ liệu về cơ sở vật chất, tài sản hiện trạng.
-Lợi ích:
+ Giúp ra quyết định lựa chọn công trường đạt đủ tiêu chí theo các yêu cầu dự án, yếu tố về kỹ thuật và tài chính
+ Giảm chi phí cho hoạt động phá dỡ và tận dụng được các tài nguyên có sẵn
+ Tăng hiệu quả tận dụng nguồn năng lượng từ môi trường xung quanh (ánh sáng, nước...)
+ Giảm rủi ro nguy hiểm cháy nổ, rơi vỡ nguyên vật liệu
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm lập mô hình BIM/GIS
+ Thao tác mô hình 3D
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Kiến thức và hiểu biết về hệ thống địa lý địa phương (GIS, thông tin cơ sở dữ liệu)
-Sản phẩm đầu ra:
Báo cáo phân tích công trường

5.Lập mô hình thiết kế (Design Authoring)
-Mô tả:
Là một quy trình trong phần mềm lập mô hình 3D được sử dụng để phát triển mô hình thông tin công trình dựa vào các tiêu chí của thiết kế. Các công cụ lập mô hình được sử dụng tạo các mô hình. Đa phần các công cụ phân tích và kiểm tra có thể được sử dụng cho Kiểm tra thiết kế và phân tích kỹ thuật. Các công cụ lập mô hình thiết kế là bước đầu tiên trong quy trình BIM và là chìa khóa để liên kết mô hình 3D với các dữ liệu thuộc tính, số lượng, phương pháp, chi phí và tiến độ.
-Lợi ích:
+ Giúp tất cả các bên hiểu rõ ý đồ thiết kế,
+ Kiểm soát tốt hơn ý tưởng thiết kế với chi phí và tiến độ. Việc này giúp tăng giá trị sản phẩm thiết kế, giảm sai sót, thay đổi, thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định.
+ Kiểm soát và đảm bảo chất lượng
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm lập mô hình thiết kế
-Yêu cầu nhân sự:
+ Khả năng thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Hiểu biết về phương pháp và tiêu chuẩn xây dựng
+ Kinh nghiệm thiết kế và thi công
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình thiết kế

6.Kiểm tra thiết kế (Design Review)
-Mô tả: Là quy trình tất cả các bên tham gia xem xét mô hình 3D và cung cấp những phản hồi để đánh giá các khía cạnh thiết kế khác nhau, bao gồm thẩm mỹ về không gian và bố trí trong không gian mô phỏng thực, và thiết lập các tiêu chí như bố trí không gian, phối cảnh, thông thủy, hệ thống chiếu sáng, an ninh, đảm bảo không gian làm việc khoa học, hiệu quả; âm thanh, màu sắc,... Ứng dụng này có thể thực hiện chỉ với phần mềm máy tính hoặc với với các thiết bị mô phỏng như công nghệ thực tế ảo, tăng cường thực tế ảo (VR/AR).
-Lợi ích:
+ Bỏ qua phần thi công thử nghiệm theo truyền thống để đánh giá thời gian và chi phí
Các phương án thiết kế có thể dễ dàng được lập mô hình và thay đổi theo thời gian thực trong suốt quá trình kiểm tra thiết kế dựa theo các phản hồi của người dùng cuối và chủ đầu tư
+ Tạo quy trình kiểm tra thiết kế tiết kiệm thời gian và giúp quá trình thiết kế hiệu quả hơn
+ Đánh giá sự hiệu quả của thiết kế trong việc đáp ứng các tiêu chí của thi công và các nhu cầu của chủ đầu tư
+ Nâng cao hiệu quả về an toàn lao động ngoài công trường, đánh giá được các phương án thiết kế tối ưu, tăng năng suất lao động
+ Quá trình trao đổi thông tin giữa thiết kế với chủ đầu tư, bộ phận thi công và người dùng cuối dễ dàng hơn, quá trình phản hồi thông tin được nhanh chóng hơn
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm kiểm tra thiết kế (Revit, Tekla, ArchiCAD...)
+ Phần cứng có dung lượng lớn để chứa các file lớn
+ Không gian kiểm tra có thể tương tác (VR studio)
-Yêu cầu nhân sự:
+ Khả năng thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Khả năng lập mô hình ảnh thực tế bao gồm chữ, màu sắc và dễ dàng điều hướng sang các phần mềm hoặc plug-in khác
+ Khả năng điều phối tốt, hiểu rõ các vai trò và nhiệm vụ của các thành viên khác trong nhóm
+ Hiểu sâu sắc cách các hệ thống công trình tích hợp với những hệ thống khác
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình bao gồm các nhận xét, phản hồi thiết kế
+ Báo cáo các phản hồi thiết kế kèm theo chỉ định bộ phận/ bên có trách nhiệm sửa

7.Phân tích kết cấu (Structural Analysis)
-Mô tả: Là Quy trình trong phần mềm phân tích mô hình sử dụng mô hình thiết kế BIM để xác định cấu tạo hệ thống kết cấu. Dựa trên kết quả phân tích để tạo các hệ thống kết cấu hiệu quả, vững chắc và có khả năng thi công. Sự phát triển của thông tin này là nền tảng của những thông tin sẽ được thông qua ở các giai đoạn thiết kế hệ thống chế tạo sẵn và thi công kỹ thuật số.
Ứng dụng BIM này không cần được triển khai ngay từ đầu giai đoạn thiết kế, mà thường được triển khai ở giai đoạn chuyển từ thiết kế sang chế tạo sẵn. Ứng dụng này phù hợp với các công trình có hệ thống kết cấu phức tạp với các công trình chịu lực, động đất... ứng dụng này giúp đảm bảo hệ thống kết cấu có thể đảm bảo công trình đạt được mức độ bền vững và chịu lực như yêu cầu và các tiêu chí đặt ra
-Yêu cầu Công nghệ
+ Công cụ lập mô hình thiết kế
+ Công cụ và phần mềm phân tích kỹ thuật kết cấu (Robot Structural Analysis professional, Staad pro...)
+ Bộ tiêu chuẩn thiết kế
+ Phần cứng có thông số đủ để chạy phần mềm
-Yêu cầu năng lực team:
+ Khả năng tạo, thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D kết cấu
+ Khả năng truy cập mô hình thông qua các công cụ phân tích kỹ thuật
+ Kiến thức về các phương pháp thi công
+ Kiến thức về các kỹ thuật lập mô hình phân tích
+ Kiến thức về đặc điểm và thiết kế các loại kết cấu
+ Kinh nghiệm thiết kế
+ Các phương pháp thi công kết cấu
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình thiết kế kết cấu
+ Báo cáo phân tích kết cấu
+ Thông tin các chi tiết kết cấu chuyển giao cho thiết kế kiến trúc

9.Phân tích hệ thống chiếu sáng (Lighting Analysis)
-Mô tả:
Quy trình trong phần mềm lập mô hình phân tích sử dụng mô hình BIM thiết kế để xác định đặc điểm của hệ thống chiếu sáng, bao gồm hệ thống chiếu sáng bằng điện (trong và ngoài nhà) và tự nhiên. Ứng dụng này cho phép mô phỏng hoạt động của hệ thống chiếu sáng, giúp cải thiện thiết kế, và hoạt động của hệ thống công trình trong suốt vòng đời của dự án
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm lập mô hình thiết kế
+ Công cụ và phần mềm phân tích hệ thống chiếu sáng (vd: Sefaira,...)
+ Hệ thống phần cứng đủ dung lượng để chạy các phần mềm trên
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng tạo, thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D Lighting
+ Khả năng truy cập mô hình thông qua các công cụ kỹ thuật
+ Kiến thức về các biện pháp thi công hệ thống chiếu sáng
+ Kiến thức về các kỹ thuật lập mô hình phân tích
+ Kiến thức về thiết kế và đặc điểm kết cấu
+ Kinh nghiệm thiết kế
+ Kinh nghiệm trong các biện pháp trình tự thi công kết cấu
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình thiết kế hệ thống chiếu sáng
+ Báo cáo phân tích hệ thống chiếu sáng
+ Thông tin các cấu kiện hệ thống chiếu sáng được chuyển cho thiết kế kiến trúc

10.Phân tích năng lượng (Energy Analysis)
-Mô tả:
Quy trình trong giai đoạn thiết kế mà một hoặc nhiều chương trình mô phỏng năng lượng sử dụng một mô hình BIM đã được sửa để đưa ra các đánh giá năng lượng cho thiết kế công trình hiện tại. Mục đích chính của ứng dụng BIM này là để kiểm tra sự tương thích của các tiêu chuẩn năng lượng và tìm kiếm các phương pháp để tối ưu hóa thiết kế, giúp giảm chi phí toàn vòng đời dự án
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm lập mô hình thiết kế
+ Công cụ và phần mềm lập mô hình phân tích năng lượng (Autodesk Green Building Studio, Autodesk Ecotec, Energy Plus )
+ Hệ thống phần cứng đủ mạnh để chạy phần mềm
-Yêu cầu nhân sự
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí bằng việc thu thập tự động thông tin hệ thống và công trình thay vì đưa dữ liệu vào theo cách thủ công
+ Nâng cao sự chính xác trong việc dự đoán năng lượng cho công trình bằng việc xác định tự động thông tin công trình như thông tin hình học, các phần chính xác từ mô hình BIM
+ Hỗ trợ xác minh tiêu chuẩn năng lượng công trình
+ Tối ưu hóa thiết kế công trình cho năng suất hoạt động công trình hiệu hqua và giảm chi phí cả vòng đời dự án
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình thiết kế hệ thống chiếu sáng
+ Báo cáo phân tích hệ thống chiếu sáng
+ Thông tin các cấu kiện hệ thống chiếu sáng được chuyển cho thiết kế kiến trúc

11.Phân tích bền vững (Sustainability Evaluation)
-Mô tả: Quy trình để đánh giá và theo dõi chỉ số bền vững của công trình bằng việc sử dụng hệ thống số liệu như LEED (chỉ số công trình xanh)... Quy trình này nên được áp dụng suốt vòng đời của dự án từ Lập kế hoạch, thiết kế, thi công và vận hành. Áp dụng các chỉ số bền vững cho một dự án ngay từ giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế sớm giúp hiệu quả hơn (về chi phí và tiến độ). Quy trình hoàn chỉnh yêu cầu nhiều bộ môn để phối hợp sớm qua việc cung cấp các đặc điểm cốt lõi cần thiết. Thêm vào đó để đạt được các mục tiêu bền vững, cần có quy trình phê duyệt tiêu chuẩn LEED vào các bước tính toán, lập hồ sơ và xác minh. Các mô phỏng, tính toán và lập hồ sơ năng lượng có thể được thực hiện trong một môi trường tích hợp khi các trách nhiệm đã được xác định và chia sẻ rõ ràng.
-Lợi ích:
+ Phối hợp, hợp tác và kết hợp tất cả các thành viên ngay từ giai đoạn sớm
+ Các thông tin quan trọng đều có từ sớm giúp giải quyết các vấn đề xung đột giữa chi phí và tiến độ một cách hiệu quả
+ Thu ngắn quá trình thiết kế thực tế do các quyết định trong quá trình thiết kế được đưa ra dễ dàng hơn, giúp tối ưu hóa chi phí và có thêm nhiều thời gian cho các dự án khác
+ Các sản phẩm bàn giao có chất lượng tốt hơn
+ Giảm các chi phí vận hành công trình do tối ưu hóa hiệu suất sử dụng năng lượng của dự án.
+ Tập trung vào mục tiêu thân thiện với môi trường và thiết kế bền vững
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm lập mô hình thiết kế
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng tạo và kiểm tra mô hình 3D
+ Hiểu biết thông tin cập nhật về tiêu chuẩn LEED
+ Khả năng tổ chức và quản lý dữ liệu
-Sản phẩm đầu ra
Báo cáo và tình trạng đánh giá sự bền vững

12.Phối hợp 3D (3D Coordination)
-Mô tả
Quy trình trong phần mềm phối hợp 3D được sử dụng để xác định các xung đột bằng việc so sánh các mô hình 3D trong hệ thống công trình. Mục tiêu của phối hợp 3D là để loại trừ những xung đột và những vấn đề phối hợp trước khi lắp đặt
-Lợi ích:
Phối hợp toàn hệ công trình vào một mô hình
Giảm và loại trừ những xung đột, lỗi thiết kế, từ đó giảm đáng kể các yêu cầu thông tin
Mô phỏng thi công
Tăng năng suất lao động
Giảm chi phí thi công, hạn chế chi phí phát sinh (chi phí do thay đổi, làm lại...)
Giảm thời gian thi công
Tăng hiệu suất trên công trường
Giúp hồ sơ hoàn công chính xác hơn
-Yêu cầu công nghệ:
+ Phần mềm lập mô hình thiết kế
+ Phần mềm kiểm tra mô hình
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng giải quyết các khó khăn về con người và dự án
+ Khả năng thao tác, chuyển đổi và kiểm tra mô hình 3D
+ Kiến thức về các ứng dụng mô hình BIM
+ Kiến thực về hệ thống công trình
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình phối hợp các hệ công trình
+ Báo cáo phối hợp: xác định các lỗi phối hợp

13.Lên kế hoạch triển khai ngoài công trường (Site Utilization Planning)
-Mô tả: Tạo mô hình để hiển thị các thông số hình học công trình cả tạm thời và dài hạn trên công trình qua nhiều giai đoạn trong suốt quá trình thi công, có thể được liên kết với tiến độ hoạt động thi công để sắp xếp không gian và các yêu cầu theo trình tự thi công. Các thông tin tích hợp trong mô hình có thể bao gồm nguồn nhân lực, nguyên vật liệu cùng vị trí đặt thiết bị, vận chuyển. Vì các cấu kiện mô hình 3D có thể được liên kết trực tiếp với tiến độ, các chức năng quản lý công trường như mô phỏng kế hoạch, lập kế hoạch ngắn hạn, và phân tích nguồn lực có thể được phân tích thông qua các dữ liệu.
-Lợi ích:
+ Bố trí không gian sử dụng công trường hiệu quả, các khu vực lắp đặt và vận chuyển nguyên vật liệu cho tất cả các giai đoạn của công trình
+ Xác định nhanh chóng các xung đột về không gian và thời gian
+ Đánh giá chính xác bố trí công trường cho các vấn đề về đảm bảo an toàn, cho người đi bộ khi di chuyển, lối thoát hiểm...
+ Lựa chọn được phương án thi công phù hợp
+ Dễ dàng thay đổi tổ chức ngoài công trường và không gian sử dụng theo tiến độ thi công
-Yêu cầu công nghệ:
+ Phần mềm lập mô hình thiết kế
+ Phần mềm lập tiến độ
+ Phần mềm lập mô hình 4D
+ Kế hoạch bố trí sử dụng công trường theo hiện trạng
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng tạo lập, thao tác và kiểm tra mô hình 3D
+ Khả năng tạo lập và đánh giá tiến độ thi công với mô hình 3D
+ Khả năng hiểu các phương pháp thi công điển hình
+ Khả năng chuyển hiểu biết thực địa thanh quy trình kỹ thuật
-Thông tin đầu ra:
+ Các kế hoạch sử dụng công trường bằng mô hình 3D hoặc 2D

14.Thiết kế hệ thống thi công (Construction System Design)
-Mô tả: Sử dụng Phần mềm thiết kế hệ thống 3D để thiết kế và phân tích khả năng thi công của một hệ thống công trình phức tạp (ví dụ: hệ bê tông cốt thép, kính...)
-Lợi ích:
+ Tăng khả năng thi công của hệ thông công trình phức tạp
+ Tăng năng suất thi công
+ Tăng kiến thức an toàn của một hệ thống công trình phức tạp
+ Giảm rào cản ngôn ngữ
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm thiết kế hệ thống 3D
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Hiểu biết về các thực tế thi công phù hợp và điển hình của từng cấu kiện
-Sản phẩm đầu ra:
+ Mô hình 3D chi tiết của hệ thống thi công
+ Bản vẽ chế tạo sẵn cho từng cấu kiện
+ Mô hình hỗ trợ chế tạo sẵn kỹ thuật số của các chi tiết

15.Chế tạo sẵn (Fabrication)
-Mô tả:
Quy trình sử dụng thông tin được số hóa để hỗ trợ quá trình chế tạo sẵn hoặc lắp đặt các nguyên liệu thi công. Ứng dụng này thường sử dụng trong chế tạo kim loại tấm, cấu trúc thép, cắt ống, chế tạo mẫu để thử nghiệm mục đích thiết kế..., giúp đảm bảo quá trình truyền thông tin xuống giai đoạn sản xuất giảm thiểu tối đa sự không rõ ràng, không hiểu ý và đủ thông tin để quá trình chế tạo sẵn được tiết kiệm nhất. Một mô hình thông tin cũng có thể được sử dụng với các công nghệ phù hợp để lắp đặt các phần chế tạo sẵn tới bước lắp đặt cuối cùng
-Lợi ích:
Đảm bảo chất lượng thông tin
Giảm tối thiểu các sai số qua máy móc chế tạo
Tăng hiệu suất và đảm bảo an toàn trong quá trình chế tạo sẵn
Giảm thời gian
Đap ứng những thay đổi mới nhất trong thiết kế
Giảm sự phụ thuộc vào các bản vẽ 2D trên giấy
-Yêu cầu công nghệ
Phần mềm lập mô hình thiết kế
Máy sản xuất có thể đọc được dữ liệu cho chế tạo sẵn
Các phương pháp chế tạo sẵn
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng hiểu và tạo các mô hình chế tạo sẵn
+ Khả năng thao tác, điều hương và kiểm tra mô hình 3D
+ Khả năng trích xuất thông tin số hóa cho chế tạo sẵn từ các mô hình 3D
+ Khả năng sản xuất các cấu kiện công trình sử dụng thông tin số hóa
+ Khả năng hiểu các phương pháp chế tạo sẵn điển hình
-Sản phẩm đầu ra
+ Các mô hình chế tạo sẵn
+ Các chi tiết chế tạo sẵn

16.Mô hình 3D lập kế hoạch và kiểm soát (3D Control and Planning Modeling)
-Mô tả: Quy trình sử dụng mô hình thông tin để bố trí các vị trí lắp đặt công trình hoặc tự động kiểm soát vị trí và sự di chuyển các thiết bị. Mô hình được sử dụng để tạo các điểm kiểm soát chi tiết hỗ trợ bố trí lắp đặt. Một ví dụ điển hình là sử dụng máy toàn đạc điện tử để bố trí các điểm ngoài thực địa, hoặc sử dụng kết hợp máy GPS
-Lợi ích:
+ Giảm các lỗi bố trí qua việc liên kết mô hình với các tọa độ ở môi trường thật
+ Tăng hiệu quả và năng suất qua việc giảm thời gian khảo sát ngoài thực địa
+ Giảm số lượng làm lại vì các điểm kiểm soát được nhận trực tiếp từ mô hình
+ Loại trừ các rào cản ngôn ngữ
-Yêu cầu công nghệ
+ Máy móc có tích hợp công nghệ GPS
+ Thiết bị kỹ thuật số bố trí công trường
+ Phần mềm chuyển đổi mô hình
-Yêu cầu nhân sự:
+ Khả năng tạo, thao tác, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Khả năng sử dụng dữ liệu mô hình cho kiểm soát thiết bị và bố trí
-Thông tin đầu ra:
+ Bố trí không gian thực địa
+ Thông tin số hóa từ thiết bị khảo sát

17.Lập mô hình cập nhật trong quá trình thi công (3D Record modeling)
-Mô tả:
Là quy trình để mô tả chính xác các hiện trạng vật lý, môi trường và tài sản của công trình. Mô hình ít nhất cần chưa các thông tin liên quan đến các chi tiết kiến trúc, kết cấu và MEP, liên kết các dữ liệu Quản lý vận hành, duy trì và tài sản công trình vào mô hình hoàn công (được tạo từ các mô hình thiết kế, thi công và phối hợp 4D và các mô hình chế tạo sẵn của các nhà thầu phụ) để bàn giao mô hình cập nhật cho chủ đầu tư hoặc quản lý công trình. Thông tin bổ sung có thể bao gồm hệ thống thiết bị và bố trí không gian nếu chủ đầu tư cần tận dụng thông tin đó trong tương lai
-Lợi ích:
+ Hỗ trợ quá trình lập mô hình và phối hợp thiết kế cho hoạt động phá dỡ, sửa chữa trong tương lai
+ Hỗ trợ quá trình phê duyệt
+ Cung cấp cho chủ đầu tư mô hình chính xác của công trình, thiết bị và các không gian trong công trình để tạo sự kết hợp có khả năng với các Ứng dụng BIM khác.
+ Thể hiện tốt hơn các yêu cầu của chủ đầu tư
+ Dễ dàng đánh giá dữ liệu yêu cầu của khách hàng như các khu vực phòng hoặc hiệu suất sử dụng năng lượng từ môi trường cho dữ liệu thiết kế, hoàn công hoặc vận hành
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng thao tác, chuyển hướng và kiểm tra mô hình 3D
+ Khả năng sử dụng ứng dụng lập mô hình BIM cho các cập nhật công trình
+ Khả năng hiểu các quy trình vận hành công trình để đảm bảo thông tin đầu vào chính xác
+ Khả năng trao đổi thông tin hiệu quả giữa các nhóm thiết kế, thi công và quản lý công trình
-Sản phẩm đầu ra
+ Mô hình bao gồm thông tin quản lý công trình
+ Danh sách tài sản công trình cho đầu vào Hệ thống Quản lý Công trình

18.Lập tiến độ bảo trì (Maintainance scheduling)
-Mô tả: Là Quy trình mà trong đó tất cả các công năng kết cấu công trình (tường, sàn, trần...) và thiết bị sử dụng (cơ điện,ống nước, điều hòa...) được bảo trì trong suốt vòng đời vận hành của một công trình. Chương trình bảo trì thành công sẽ giúp cải thiện tối đa công suất hoạt động của công trình,
-Lợi ích
+ Lập kế hoạch các hoạt động bảo trì thường niên và điều phối vị trí các nhân viên bảo trì một cách thích hợp
+ Theo dõi lịch sử bảo trì
+ Giảm các hoạt động sửa chữa bảo trì khẩn cấp
+ Tăng hiệu suất làm việc của các nhân viên bảo trì vì các vị trí của hệ thống/ thiết bị đã được xác định rõ ràng
+ Đánh giá và xác định các cách thức tiếp cận bảo trì khác nhau dựa trên chi phí
+ Cho phép các quản lý công trình điều chỉnh nhu cầu và chi phí để thiết lập một chương trình bảo trì đáng tin cậy
-Yêu cầu công nghệ:
+ Phần mềm kiểm tra thiết kế để xem các cấu kiện và mô hình cập nhật tình trạng công trình (Record model)
+ Hệ thống công trình tự động ( Building Automation System) liên kết với mô hình cập nhật tình trạng thi công
+ Hệ thống quản lý bảo trì trên máy tính (Computerized Maintenance Management System) liên kết với Mô hình cập nhật tình trạng thi công (Record Model)
+ Giao diện điều khiển thân thiện với người dùng được liên kết với Mô hình cập nhật tình trạng thi công (Record Model) để cung cấp thông tin hoạt động công trình và/hoặc thông tin để đào tạo những người sử dụng
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng hiểu và sử dụng hệ thống quản lý bảo trì trên máy tính
+ Khả năng hiểu các cách thức bảo trì và vận hành thiết bị cụ thể
+ Khả năng sử dụng, điều hướng và kiểm tra một mô hình 3D

19.Phân tích hệ thống (System Analysis)
-Mô tả: Quy trình đo lường so sánh giữa hệ thống vận hành thực tế của một công trình với thiết kế của nó, bao gồm việc hệ thống máy móc vận hành như nào và công trình tiêu tốn bao nhiêu năng lượng. Các khía cạnh khác của hoạt động phân tích như nghiên cứu hệ thống thông gió tự nhiên, phân tích ánh sáng, phân tích CFD luồng khí bên trong và ngoài, và phân tích nhiệt
-Lợi ích:
+ Đảm bảo công trình đang được vận hành theo các tiêu chuẩn thiết kế bền vững
+ Xác định các biện pháp có thể điều chỉnh các vận hành hệ thống để cải thiện hiệu suất hoạt động
+ Tạo trường hợp giả định thay đổi các vật liệu khác để đưa ra những điều kiện hoạt động tốt hơn hoặc xấu hơn
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm phân tích các hệ thống công trình (Năng lượng, ánh sáng, máy móc...)
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng hiểu và sử dụng hệ thống Quản lý bảo trì trên máy tính và các hệ thống điều khiển công trình với Mô hình cập nhật tình trạng thi công
+ Khả năng hiểu các trường hợp vận hành và bảo trì thiết bị

20.Quản lý tài sản (Asset Management)
-Mô tả:
Là quy trình mà trong đó một hệ thống quản lý được tổ chức liên kết 2 chiều với một mô hình cập nhật tình trạng thi công để hỗ trợ quá trình vận hành và bảo trì của một công trình và các tài sản của nó một cách hiệu quả. Các tài sản này, bao gồm công trình, các hệ thống và môi trường cảnh quan bao quanh, và thiết bị, cần được bảo trì, nâng cấp và vận hành và vận hành hiệu quả, đảm bảo sự hài lòng của cả chủ đầu tư và người sử dụng. Ứng dụng này cũng giúp hỗ trợ trong việc ra quyết định tài chính, lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, và đưa ra trình tự công việc theo tiến độ. Quản lý Tài sản tận dụng dữ liệu chứa trong mô hình cập nhật tình trạng thi công để xác định vị trí của một hệ thống quản lý tài sản mà thường xác định chi phí thay đổi hoặc nâng cấp các tài sản công trình, phân chia các chi phí của tài sản cho các khoản thuế tài chính. Sự liên kết 2 chiều cũng cho phép mô phỏng trực quan tài sản trong mô hình trong hiện trạng trước khi hoàn thiện, giúp giảm thời gian cung cấp dịch vụ
-Lợi ích:
+ Lưu trữ các hướng dẫn sử dụng vận hành, bảo trì và các thông số kỹ thuật thiết bị có thể truy cập nhanh hơn
+ Thực hiện và phân tích công trình và các đánh giá thực trạng thiết bị
+ Duy trì cập nhật công trình và dữ liệu thiết bị bao gồm: các tiến độ bảo trì, bảnh hành, dữ liệu chi phí, dữ liệu nhà sản xuất và công năng thiết bị
+ Cung cấp một nguồn toàn vẹn để theo dõi sự sử dụng, hoạt động và duy trì các tài sản công trình cho chủ đầu tư, nhóm bảo trì và phòng tài chính
+ Dự toán chính xác chi phí của tài sản hiện tại, giúp hỗ trợ thực hiện các báo cáo tài chính, đầu thầu, và dự tính chi phí nâng cấp hoặc di dời một phần tài sản trong tương lai
+ Cho phép các cấp nhật của mô hình cập nhật tình trạng thi công để chỉ ra thông tin tài sản công trình hiện tại sau khi nâng cấp, di dời hoặc bảo trì bằng việc theo dõi sự thay đổi và nhập thông tin mới vào mô hình.
+ Hỗ trợ phòng tài chính trong việc phân tích các loại hình tài sản khác nhau thông qua mô phỏng trực quan
+ Trích xuất tự động các thứ tự công việc theo tiến độ cho nhân viên bảo trì
-Yêu cầu công nghệ:
+ Hệ thống quản lý tài sản
+ Khả năng liên kết 2 chiều mô hình cập nhật tình trạng công trình và hệ thống quản lý tài sản
-Yêu cầu nhân sự
+ Khả năng sử dụng, điều hướng và kiểm tra mô hình 3D (ưu tiên chứ không bắt buộc)
+ Khả năng sử dụng một hệ thống quản lý tài sản
+ Kiến thức về các yêu cầu về thuế và phần mềm tài chính liên quan
+ Kiến thức thi công và vận hành một công trình (di dời, nâng cấp...)
+ Kiến thức tiền thiết kế về những tài sản nào cần theo dõi
-Sản phẩm đầu ra
+ Các báo cáo quản lý tài sản
+ Các sửa đổi quản lý tài sản cho BIM

21.Quản lý và lập kế hoạch thiên tai (Diaster planning and management)
-Mô tả: Quy trình trong đó những người ứng cứu khẩn cấp có thể truy cập thông tin công trình quan trọng trong mô hình và hệ thống thông tin để lập kế hoạch và quản lý các tình huống nguy hiểm xảy ra. BIM cung cấp thông tin quan trọng cho bộ phận cứu hộ để tăng hiệu quả ứng cứu và giảm tối đa rủi ro an toàn. Thông tin công trình ở thời gian thực từ một hệ thống công trình tự động, cùng với thông tin tĩnh, như sàn, thiết bị có thể là thông tin có giá trị trong mô hình. Các hệ thống này có thể tích hợp qua kết nối mạng không dây và đội ngũ cứu hộ khẩn cấp có thể liên kết tới một hệ thống tổng thể. BIM cùng với hệ thống công trình tự động có thể hiển thị thông tin vị trí trong các trường hợp khẩn cấp, có khả năng định tuyến tới bất cứ khu vực nào trong công trình, dù là khu vực nguy hiểm
-Lợi ích
+ Giúp cảnh sát, cứu hỏa, các cơ quan cứu hộ công cộng và những người ứng cứu lần đầu tiếp cận hiện trường có thể truy cập nhanh chóng thông tin cần thiết tại thời gian thực của tòa nhà để đưa ra phương án chiến lược ứng cứu.
+ Tăng cường hiệu quả cứu hộ, đặc biệt trên diện rộng, phức tạp
+ Giảm thiểu tối đa các rủi ro cho đội cứu hộ trong quá trình ứng cứu
-Yêu cầu công nghệ
+ Phần mềm kiểm tra thiết kế để xem mô hình cập nhật tình trạng công trình và các cấu kiện
+ Hệ thống công trình tự động liên kết với dữ liệu trong mô hình
+ Hệ thống Quản lý bảo trì trên máy tính liên kết với dữ liệu mô hình
-Yêu cầu nhân sự:
+ Khả năng sử dụng, điều hướng và kiểm tra mô hình BIM theo các cập nhật của công trình
+ Khả năng hiểu thông tin động của công trình thông qua BAS
+ Khả năng đưa ra các quyết định phù hợp trong tình huống khẩn cấp

Các ứng dụng trên sẽ được lựa chọn dựa theo đặc thù, mục tiêu, ngân sách của dự án cũng như của chủ đầu tư.

nguồn:
Tác giả: Quynh Pham