ViBIM Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng BIM vào đơn vị ở Việt Nam

BIM là một công nghệ và cũng là quá trình hoàn toàn khác biệt so với thực tế thiết kế truyền thống. Việc quyết định áp dụng BIM vào dự án hay tổ chức đều là một quyết định đầu tư khó khăn khi cần cân nhắc các yếu tố như con người, chi phí hạ tầng, chi phí phần mềm, tái cơ cấu bộ máy…

Có rất nhiều câu hỏi được bạn đặt ra vào lúc này khi bạn đang cố gắng thúc đẩy việc chuyển đổi từ cách triển khai truyền thống sang việc áp dụng BIM. Một số câu hỏi như:
-Nếu tổ chức lại cách thiết kế để phù hợp với BIM, vậy việc tiếp cận và quản lý thiết kế theo quy trình mới ra sao ?. Khi nào các kỹ sư làm việc ở góc độ chuyên môn ?.
-Vị trí, vai trò hiện tại của đội ngũ nhân sự có bị thay đổi, xáo trộn không ? Có ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại không ?
-Cần đầu tư phần cứng, phần mềm với chi phí bao nhiêu là phù hợp ?
-Phương pháp đào tạo đội ngũ như thế nào ?
-Phương pháp đánh giá năng lực đội ngũ nhân sự phù hợp với công việc mới theo tiêu chí nào?
-Có tiếp tục dùng bản vẽ 2D không, hay dùng kết hợp giữa 2D và 3D?
-Các tác động đến mô hình kinh doanh và đội ngũ quản lý như thế nào ?
Từ thực tế trong quá trình nghiên cứu, triển khai, xây dựng hệ thống, thành lập và hoạt động của VIBIM, tôi xin chia sẻ một số khó khăn, giải pháp và các thành tựu đạt được. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tiêu chí khi cân nhắc chuyển sang áp dụng BIM. Tôi phân chia thành 2 giai đoạn chính: ngày đầu xây dựng đội hình thiết kế và giai đoạn mở rộng ứng dụng BIM sang thi công và hoàn công, tiếp cận các hướng dẫn và nguyên tắc áp dụng chuẩn Mỹ, phối hợp triển khai dự án quốc tế

1.Ngày đầu xây dựng đội hình thiết kế
Để tóm tắt nội dung của giai đoạn này, tôi có thể nhấn mạnh là rất khó khăn, quá nhiều rào cản và nguy cơ từ bỏ luôn hiện hữu.




2. Giai đoạn mở rộng ứng dụng BIM sang thi công và hoàn công, tiếp cận các hướng dẫn và nguyên tắc áp dụng chuẩn Mỹ, phối hợp triển khai dự án quốc tế
Trong giai đoạn này, các khó khăn đến từ việc phối hợp và thích nghi với các tiêu chuẩn xây dựng toàn cầu. Toàn đội phải:
-Nghiên cứu và học các phần mềm mới phù hợp với phối hợp trong quá trình thi công và hoàn công
Khi bắt đầu tích hợp các ứng dụng BIM từ giai đoạn thiết kế sang chuẩn bị thi công và theo dõi trong quá trình thi công, chúng tôi phải tiếp cận với nhóm các phần mềm mới trong chuỗi phần mềm BIM phục vụ công việc phối hợp các hệ. Việc tiếp cận phải tự học từ đầu.
Kinh nghiệm cho thấy: phải học rất bài bản, không bỏ sót công cụ và am hiểu sâu hệ thống làm việc của phần mềm. Thực hiện các sản phẩm mẫu đơn lẻ cho đến khi đạt yêu cầu công việc.
Khó khăn bước đầu là làm chủ phần mềm, sau đó đến việc nhận định khả năng ứng dụng để giải quyết công việc thực tế theo yêu cầu.
Phân biệt được các định dạng file dữ liệu khách hàng bàn giao, các ưu và nhược điểm của mỗi dạng, tính tương thích của dữ liệu với hệ thống và khả năng am hiểu của đội
Phải nhận định được các bước cần có và thời gian dự kiến cho mỗi dạng công việc mà chúng tôi làm từ đó kiểm soát thời gian triển khai và các chi phí đảm bảo tiến độ , chất lượng công việc.
Học và làm thông qua sai lầm có kiểm soát
Một thuận lợi lớn đó là được làm việc trực tiếp dưới yêu cầu và các tài liệu hướng dẫn của các chuyên gia BIM nhiều kinh nghiệm bên Mỹ, thông qua các dự án thực tế. Tất cả tài liệu và yêu cầu dần dần định hình kiến thức lý thuyết đã nghiên cứu trong thời gian trước đó.
Chia sẻ kiến thức cho toàn đội và cùng giải quyết các vướng mắc là yếu tố chính đem lại hiệu quả và chất lượng sản phẩm
-Nghiên cứu và tuân thủ các yêu cầu triển khai BIM theo dự án nước ngoài
oĐối với việc áp dụng triển khai BIM xuyên chuỗi vòng đời công trình từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi phải tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc trong việc dựng mô hình và thiết lập các thông tin tham số đính kèm cũng nhau các nguyên tắc khác về quản lý và mục tiêu áp dụng. Với một dự án lớn, áp dụng BIM trên diện rộng và là một phần trong chuỗi dự án đó đã giúp chúng tôi trưởng thành hơn rất nhiều, nắm được thực tiễn các ứng dụng nào đã được chấp nhận và ứng dụng nào cần thêm thời gian để hoàn thiện.
oTrở ngại lớn nhất trong giai đoạn này là có quá nhiều quy định và cần thời gian và hợp sức của nhiều người để cùng giải quyết. Từ lúc tiếp cận đến lúc am hiểu và vận dụng được cần một khoảng thời gian dài và hơn hết các kiến thức sâu về công cụ và hệ thống của các phần mềm dựng mô hình, phối hợp cũng như kiến thức áp dụng thực tiễn, các dạng hướng dẫn BIM nước ngoài, các thuật ngữ đã được làm quen sau thời gian dài đã hỗ trợ rất nhiều giúp chúng tôi hiểu và áp dụng được theo yêu cầu.
oTư duy về BIM, về ngôn ngữ, thuật ngữ sử dụng trong nghề BIM là kiến thưc không thể thiếu để hiểu và vận dụng, bởi có rất nhiều thuật ngữ và quy trình chưa hề có theo cách truyền thống đang sử dụng hoặc từ có thể dịch tương đương sang ngữ nghĩa Việt Nam
-Áp dụng vào thực tiễn dịch vụ
oKhi áp dụng sang các giai đoạn khác trong dự án và làm việc với công trình có quy mô và độ phức tạp cao hơn một điều nhận thấy là hạ tầng hệ thống IT cần phải được nâng cấp và thay đổi.
Khó khăn xuất hiện khi vận hành một hệ thống BIM đạt hiệu suất cao đòi hỏi kiến thức thực tế về khả năng đáp ứng của phần cứng máy tính và hạ tầng mạng.
Tuy nhiên với thực tiễn trải nghiệm sản xuất và hỗ trợ của IT việc nâng cấp máy và bổ sung cấu hình rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
oQuy trình kiểm soát tiến độ thực hiện và kiểm tra chất lượng sản phẩm là yêu cầu rất quan trọng. Có sự khác biệt trong cách kiểm tra dữ liệu khi áp dụng BIM, khó khăn xuất hiện khi phải vừa làm vừa tuân thủ các hướng dẫn kiểm tra với độ sai số thấp. Tuy nhiên dần dần mọi người đều làm chủ được quy trình và cách làm hiệu quả.
oCải tiến liên tục cách làm từ lúc nhận dữ liệu đến khi bàn giao sản phẩm là yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi nhân sự phải tuyệt đối tuân thủ quy trình tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Sau mỗi việc hoàn thành việc đánh giá rút kinh nghiệm và đúc kết các bài học bổ sung vào quy trình cũng là yêu cầu bắt buộc để hạn chế sai sót và là một cách để đào tạo ý thức trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm bàn giao
oKhi áp dụng BIM vào các dự án ở Việt Nam trong giai đoạn này chúng tôi tiếp tục gặp phải các vấn đề tương tự như hồi đầu phát triển BIM cho thiết kế.
Đó là các câu hỏi về tính phổ biến của giải pháp giữa cách làm của chúng tôi và các thành viên khác trong dự án, đây là cản trở khiến các bên không muốn làm hoặc chỉ áp dụng ở các góc độ mà sức con người không thể làm tốt được như: kiểm soát va chạm vật lý và quát sát trực quan phát hiện lỗi.
Những phần việc nào mà con người vẫn làm được theo cách truyền thống thì đều được sử dụng như: bản vẽ chi tiết thi công (shopdrawing hoặc và các phương thức giao tiếp dữ liệu phổ biến như gửi định dạng dữ liệu qua email)
Đó là tính chính xác về kết quả ứng dụng từ phần mềm xuất ra như: khối lượng vẫn chưa được kiểm chứng và không có ý định kiểm chứng.
Tính pháp lý khi nghiệm thu, thanh lý khối lượng và quyết toán chưa có, vì vậy phần ứng dụng này gần như không được quan tâm.
Các đơn vị khác khi áp dụng vẫn dừng ở mức am hiểu về tạo lập và sử dụng mô hình trong một giai đoạn dự án: thiết kế, do đó việc áp dụng sang giai đoạn khác gây ra nhiều khó khăn vì tính chính xác và cách thể hiện của mô hình cũ. Đây cũng là trở ngại thực tế làm cho việc triển khai kéo dài thời gian hơn dự kiến.
Chúng tôi hy vọng rằng, những đúc kết các kinh nghiệm nêu trên sẽ có ích cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới có thể ứng dụng BIM hiệu quả và thành công.
 

Tác giả: Thanh Pham