Các vai trò, nhiệm vụ nhân sự triển khai BIM cho dự án bên chủ đầu tư

Với dự án có ứng dụng BIM, các nhiệm vụ và vai trò sẽ cần phức tạp và yêu cầu nhân sự có kỹ năng phần mềm cũng như kinh nghiệm triển khai cao hơn, có cái nhìn tổng quát dự án và khả năng quản lý phối hợp giữa các bên liên quan. Một số các vai trò, nhiệm vụ quan trọng có thể kể đến như:

1.Đại diện BIM của Chủ đầu tư
Đặc biệt với các dự án lớn và phức tạp, chủ đầu tư nên có một đại diện BIM cho phía Chủ đầu tư. Phía đại diện này cần nắm được thông tin rõ ràng về BIM và các thông tin yêu cầu của Chủ đầu tư với dự án. Đại diện BIM của chủ đầu tư cần hoàn thành tối thiểu các vai trò sau:
Liệt kê các yêu cầu của chủ đầu tư và có khả năng truyền đạt hiệu quả các yêu cầu đó đến các đơn vị tham gia.
Đóng vai trò là người liên lạc chính giữa chủ đầu tư và quản lý BIM của dự án với tất cả các vấn đề liên quan đến BIM
Giám sát việc thực hiện các yêu cầu BIM trong tất cả các giai đoạn của dự án, từ lập kế hoạch đến thi công, và ít nhất là đến đầu giai đoạn vận hành.
Tiếp nhận, kiếm tra và phê chuẩn các sản phẩm BIM

2.Vai trò của quản lý dự án BIM
Dự án cần có một Quản lý BIM. Vai trò của quản lý BIM có thể được thực hiện bởi nhiều hơn 1 người; ví dụ, nhiều dự án có một trưởng nhóm BIM thiết kế và một trưởng nhóm BIM thi công. Quản lý BIM phải có đủ kiến thức đào tạo về BIM và kinh nghiệm triển khai các dự án với nhiều quy mô và độ phức tạp khác nhau, cùng với khả năng sử dụng phần mềm lập mô hình và phối hợp mô hình BIM được lựa chọn cho dự án. Trong trường hợp không có đại diện BIM của chủ đầu tư, quản lý BIM của dự án sẽ là đầu mối liên hệ chính với tất cả các vấn đề liên quan đến BIM.
Trong từng giai đoạn của 1 dự án, quản lý BIM cần:
- Phụ trách quá trình tạo lập và cập nhật kế hoạch triển khai BIM liên quan đến các Yêu cầu của chủ đầu tư với dự án.
- Xác minh tính tuân thủ các sản phẩm bàn giao có trong kế hoạch triển khai dự án.
- Phối hợp tất cả các bản cập nhật cho các mô hình đơn lẻ, mô hình chuyên dụng và các cơ sở dữ liệu.
- Quản lý chất lượng dự án và đảm bảo an ninh dữ liệu
- Thực hiện, phối hợp và xác minh những thông số cần thiết yêu cầu cho sự tích hợp dữ liệu dự án
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao dữ liệu dự án.
- Soạn thảo dữ liệu dự án để rà soát và phối hợp.
- Tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra thiết kế.
- Kiểm tra hồ sơ tài chính các bên liên quan
- Chuyển giao các mô hình và thông tin dự án cho chủ đâu tư để sử dụng trong quá trình vận hành.
3.Phụ trách bộ môn BIM
Từng bộ môn cần được phụ trách bởi một cá nhân với vai trò phụ trách BIM cho suốt quá trình triển khai dự án. Mỗi cá nhân cần có kinh nghiệm BIM liên quan theo yêu cầu của sự phức tạp của dự án. Phụ trách các bộ môn cần duy trì sự gặp mặt liên tục với Quản lý BIM của dự án.
Trách nhiệm của các phụ trách bộ môn bao gồm:
- Là đầu mối liên hệ giữa các bộ môn
- Triển khai và quản lý sự trao đổi các mô hình
- Duy trì và quản lý tính toàn vẹn của mô hình
- Đưa ra các vai trò và nhiệm vụ bổ sung được xác định để hỗ trợ thực hiện kế hoạch triển khai BIM và các yêu cầu khác trong hợp đồng.

4.Trách nhiệm cộng tác trong nhóm
Nhóm dự án BIM không nên phụ thuộc vào quá trình trao đổi thông tin là phương tiện duy nhất của trao đổi dự án; trao đổi thông tin không phải là sự cộng tác. Cần có những cuộc họp BIM phối hợp định kỳ theo tiến độ với tất cả các thành viên gặp mặt để cùng thảo luận, trao đổi về các vấn đề thiết kế và thi công, sử dụng mô hình như một nguồn dữ liệu được chia sẻ. Tần suất thực hiện những cuộc họp tương tác này phụ thuộc vào các mục tiêu, ứng dụng BIM và năng lực của các thành viên trong nhóm dự án BIM.
Thông qua quá trình lập kế hoạch dự án, nhóm dự án BIM cần thống nhất cách thức và công cụ các thành viên trong nhóm dự án BIM sẽ phối hợp trong các nội dung liên quan đến BIM. Tất cả các đơn vị tham gia dự án liên quan đến lập mô hình cần thực hiện và thống nhất các kế hoạch triển khai BIM cụ thể của dự án. Kế hoạch này cần bao gồm các yêu cầu trao đổi thông tin giữa các bên.

Tác giả: Quynh Pham